Wednesday, August 27, 2014

  Đánh dấu 3 màu tốc độ đơn – Single Rate Three Color Marker
            Kỹ thuật đánh dấu 3 màu tốc độ đơn (srTCM – single rate Three Color Marker) được định nghĩa trong RFC 2696. srTCM được sử dụng để đặt chính sách cho một luồng đơn tốc độ, CIR. Nó đo tốc độ lưu lượng và dựa trên kết quả đo đó, đánh dấu hoặc đánh dấu lại các gói tin theo 3 màu hoặc các cấp độ. Ba màu là xanh, vàng và đỏ. Mỗi màu thể hiện một cấp độ tương ứng với lưu lượng và chúng được sắp xếp giảm dần.
            srTCM có 2 chế độ hoạt động: chế độ mù màu (color blind mode) và chế độ nhận thức được màu (color aware mode). Trong chế độ mù màu, srTCM giả thiết các gói tin đến chưa được đánh dấu màu, trong khi chế độ nhận thức màu giả thiết các gói tin đến đã được dánh dấu màu từ các thực thể trước đó. srTCM được cấu hình bằng cách thiết lập chế độ hoạt động và xác định các giá trị CIR, CBS và EBS.
            Mục đích của srTCM là bảo đảm tốc độ lưu lượng trung bình dài hạn của người sử dụng trong giới hạn của tốc độ thông tin cam kết CIR. Vậy khoảng thời gian dài hạn trung bình là bao nhiêu? Đó là một giá trị không xác định, nó chỉ đủ dài để duy trì một phiên làm việc của người dùng. Khoảng thời gian dài hạn này không tương thích với khoảng thời gian áp dụng chính sách vì mục tiêu của chính sách là xác định các luồng lưu lượng vi phạm tốc độ đã thoả thuận trước và đánh dấu các gói tin để chuyển chúng đi. Do đó, các luồng lưu lượng vi phạm tốc độ cần được phát hiện và đánh dấu ngay lập tức và không được lưu trữ trong các bộ định tuyến trong khoảng thời gian dài để chờ CIR được xác định dựa trên giá trị trung bình thời gian dài hạn.
            Vì vậy, cần một kỹ thuật để thiết lập chính sách cho CIR dựa trên một khoảng thời gian ngắn hơn, hai tham số phụ là CBS và EBS được sử dụng để xác định khoảng thời gian ngắn hơn đó. Hình dưới đây hiển thị hai khoảng thời gian: khoảng thời gian CBS và khoảng thời gian CIR.

Hình 1: Khoảng thời gian CIR và CBS.
            Đánh dấu 3 màu tốc độ đơn srTCM có 2 kiểu gáo Token: gáo token C và gáo token E.
Hình 2: Gáo token C và E trong kỹ thuật đánh  dấu 3 màu tốc độ đơn srTCM

            Độ sâu, hoặc kích thước tối đa của gáo C là kích thước bùng nổ cam kết CBS. Gáo C được khởi tạo đầy với số lượng token Tc = CBS. Độ sâu của gáo E là kích thước bùng nổ quá hạn EBS. Gáo E cũng được khởi tạo đầy với số lượng Te = EBS. Cả hai bộ đệm token Tc và token Te được cập nhật tại tốc độ cam kết thông tin CIR, ví dụ tại thời điểm 1/CIR giây.
            Thuật toán cập nhật của hai gáo như sau:
-         Tại khoảng thời gian cập nhật (ví dụ 1/CIR giây), nếu gáo C không đầy (Tc < CBS) thì Tc tăng lên 1 (Tc:= Tc+1).
-         Nếu gáo C đầy nhưng gáo E chưa đầy thì (Tc = CBS và Te < EBS), Tc không thay đổi và Te tăng lên 1 (Te:=Te+1).
-         Nếu cả hai gáo đầy (Tc = CBS và Te = EBS) thì không gáo nào thay đổi trạng thái (Tc Te  không đổi).
Hình dưới đây chỉ ra phương pháp hoạt động của chế độ mù màu srTCM. Một gói tin chưa được đánh dấu có kích thước B byte đi vào tại thời điểm t cũng là thời điểm tiến hành đo.
-         Đầu tiên, bộ đếm so sánh kích thước gói tin B byte với số lượng token hiện thời trong gáo C (Tc). Nếu gáo C có đủ chỗ (B Tc) thì gói tin được đánh dấu màu xanh, Tc sẽ giảm đi một lượng B (Tc := Tc – B).
-         Nếu gáu C không đủ chỗ ( B > Tc), bộ đếm tiến hành kiểm tra gáo thứ hai (gáo E), nếu gáo E còn đủ chỗ (Te  B) gói tin sẽ được đánh dấu màu vàngTe sẽ giảm đi một lượng là B (Te := Te – B). Khi đó gáo C không sử dụng nên Tc không thay đổi.
-         Cuối cùng, nếu gáo E cũng không đủ chỗ ( Te < B) thì gói tin sẽ được đánh dấu màu đỏ và cả TcTe đều không thay đổi.

Hình 3: Nguyên lý hoạt động ở chế độ mù màu srTCM.
            Hình dưới đây chỉ ra phương pháp hoạt động của chế độ rõ màu của srTCM, nó tương tự như trong chế độ mù màu. Các gói tin đã được đánh dấu màu sẽ được xử lý như sau:
            Các gói tin màu xanh có kích thước B byte đến tại thời điểm t.
o   Vẫn giữ màu xanh nếu Tc  BTc sẽ giảm đi một lượng là B ( Tc:= Tc – B).
o   Được đánh dấu màu vàng nếu Tc < B  TcTe := Te – B, Tc không thay đổi.
o   Đánh dấu màu đỏ nếu Tc < BTe  B, TeTc không đổi.
Hình 4: Nguyên lý hoạt động ở chế độ rõ màu srTCM.
Các gói tin màu vàng đi đến có thể giữ nguyên màu vàng hoặc chuyển sang màu đỏ và không thể chuyển sang màu xanh. Một gói tin màu vàng có kích thước B vẫn giữ màu vàng nếu:
o   B  TcTc := Tc – B, Te không thai đổi.
o   Hoặc Tc < B  Te, Tc không thay đổi, Te := Te – B.
Một gói tin màu vàng sẽ bị chuyển sang màu đỏ nếu cả hai gái đều không đủ bộ đệm (B > TcB > Te).
Các gói tin màu đỏ luôn giữ màu đỏ và không bao giờ được chuyển tiếp lên cấp độ cao hơn (màu xanh hoặc màu vàng).

Đánh dấu 3 màu tốc độ kép trTCM – Two Rate Three Color Marker

            Kỹ thuật đánh dấu 3 màu tốc độ kép được định nghĩa bởi RFC 26998. trTCM được sử dụng tốc độ thông tin đỉnh PIR và tốc độ thông tin cam kết CIR. Giống như srTCM, trTCM có hai chế độ hoạt động: Chế độ mù màu và chế độ rõ màu. Đánh dấu 3 màu tốc độ kép được cấu hình bởi các chế độ hoạt động và các tham số PIR, CIR, PBS, CBS.
            trTCM hoạt động với hai gáo rò: gáo rò C và gáo rò P. Gáo rò C được sử dụng để khiển tốc độ thông tin cam kết CIR và gáo rò P điều khiển tốc độ thông tin đỉnh PIR. Gáo rò C trong trTCM tương tư như gáo rò C trong srTCM, gáo rò P có độ sâu cân bằng với kích thước bùng nổ đỉnh PBS và được cập nhật tại tốc độ thông tin đỉnh PIR.
Hình 2.26: Các thành phần trong kỹ thuật đánh dấu 3 màu tốc độ kép trTCM.
Chế độ hoạt động mù màu được mô tả ở hình dưới. Giả thiết, các gói chưa được đánh màu có kích thước B đến tại thời điểm t. Gói tin kích thước B sẽ so sánh với số lượng token trong gáo P.
-         Nếu gáo P không đủ chỗ (B > Tp), gói tin sẽ được đánh dấu màu đỏ bất kể gáo C có đủ hay không và TcTp không thay đổi.
-         Nếu gáo P đủ chỗ ( Tp  B), gói tin kích thước B được so sánh với số lượng token trong gáo C, Tc.
o   Nếu Tc  B, gói tin được đánh dấu màu xanh và Tp := Tp – B và Tc := Tc – B.
o   Nếu Tc < B, gói tin được đánh dấu màu vàngTp := Tp – B.

Hình 5: Nguyên lý hoạt động ở chế độ hoạt động mù màu.
            Chế độ hoạt động rõ màu được mô tả hình dưới đây, giống như chế độ hoạt động của srTCM, các gói tin đến không thể cải thiện cấp độ tốt hơn ( luôn bằng hoặc nhỏ hơn cấp độ đưa tới).
Hình 2.28: Nguyên lý hoạt động ở chế độ rõ màu.
            Giả thiết các gói tin đã được đánh dấu màu đi tới:
-         Nếu gói tin đã được đánh màu đỏ, gói tin sẽ được đánh dấu lại màu đỏ và các gáo rò được bỏ qua.
-         Nếu gói tin đã được đánh dấu màu vàng, nó được đánh dấu màu đỏ khi B  TpTp := Tp – B; được đánh dấu màu vàng nếu Tp > B.
-         Nếu gói tin đã được đánh dấu màu xanh, nó được chuyển sang màu:
o   Đỏ nếu Tp < B.
o   Màu vàng nếu Tc < B  TpTp := Tp – B.

o   Màu xanh nếu Tc  B, Tp  BTc := Tc – B, Tp := Tp – B.

Saturday, August 23, 2014

    Các công cụ định hình lưu lượng (traffic-shaping) làm chậm các gói tin khi các gói đi ra khỏi một router sao cho tốc độ truyền tổng thể không vượt quá một giới hạn đã định nghĩa. Traffic policer đo lường tốc độ truyền các gói khi vào và ra một cổng của router. Nếu tốc độ truyền thực sự vượt quá tốc độ định nghĩa, router sẽ loại bỏ đủ số lượng gói tin sao cho tốc độ giới hạn không bị vượt qua. Hoặc router cũng có thể đánh dấu vài gói tin sao cho các gói tin có thể bị loại bỏ về sau.



Các khái niệm điều hoà lưu lượng traffic-shaping (TS)
            Công cụ điều hoà lưu lượng TS ngăn ngừa tốc độ truyền các gói tin vượt quá một mức được cấu hình. Để làm được việc này, router sẽ giám sát tốc độ gửi dữ liệu. Nếu tốc độ này vượt quá tốc độ đã được cấu hình, công cụ điều hoà lưu lượng TS sẽ làm chậm các gói tin lại, đưa các gói tin vào trong các hàng đợi shaping. Hàng đợi shaping queue này khác với các hàng đợi software của cổng. Sau đó router sẽ giải phóng các gói tin ra khỏi hàng đợi sao cho tốc độ truyền dữ liệu tổng thể không vượt quá tốc độ giới hạn.
            TS giải quyết hai vấn đề tổng quát có thể xảy ra trong môi trường đa truy cập. Một là, nếu một nhà cung cấp dịch vụ loại bỏ bất kỳ lưu lượng nào một cách cố ý trên một mạch ảo VC của khách hàng khi tốc độ truyền vượt quá tốc độ cam kết, lúc đó router sẽ không gửi vượt quá tốc độ cam kết CIR. Hai là, công cụ TS giúp giải quyết hiện tượng nghẽn ngõ ra (egress blocking). Hiện tượng nghẽn ngõ xảy ra khi router gửi dữ liệu vào một mạng Frame relay hoặc ATM và các tổng đài FR hay ATM phải đưa dữ liệu vào hàng đợi trước khi tổng đài có thể chuyển ra router ở đầu bên kia của mạch ảo VC.

Các thuật ngữ TS
            Router có thể gửi các bit dữ liệu ra một cổng chỉ ở tốc độ vật lý. Để giảm việc truyền xuống một tốc độ thấp hơn, router sẽ phải luân phiên giữa hai trạng thái truyền gói tin và trạng thái im lặng.
Hình 2.19: Cách hoạt động của công cụ điều hoà lưu lượng Shaping.
            Ví dụ, để làm tốc độ gửi dữ liệu bằng một nửa tốc độ vật lý, router sẽ gửi các gói tin trong một nửa thời gian và sẽ không gửi trong một nửa thời gian còn lại. Hoạt động này giống như một chuỗi của quá trình gửi và im lặng. Ví dụ, khi router có một tốc độ vật lý là 128Kbps và tốc độ định hình được cấu hình là 64kbps. Công cụ traffic shapping TS sẽ gán một khoảng thời gian tĩnh, gọi là chu kỳ Tc. Sau đó, router sẽ tính toán số bit có thể được gửi trong mỗi chu kỳ sao cho, cùng với thời gian, số lượng bits/seconds được gửi sẽ phù hợp với tốc độ đã cấu hình.
            Lượng bit dữ liệu có thể được gửi trong một chu kỳ Tc được gọi là Bc. Ví dụ, một lượng Bc bằng 8000bit có thể được gửi mỗi chu kỳ Tc 125ms để đạt được tốc độ bình quân 64Kbps. Nói cách khác, với giá trị chu kỳ Tc bằng 125ms, sẽ có tám chu kỳ Tc trong một giây. Nếu có một lượng bằng Bc (8000 bits) được gửi mỗi chu kỳ, thì sẽ có tám lần 8000bits được gửi mỗi giây, cho ra kết quả là 64,000 bps. Bởi vì các bit phải được mã hóa ở trên đường truyền ở tốc độ vật lý, lượng dữ liệu 8000 bit trên trong mỗi chu kỳ chỉ cần một khoảng thời gian 62.5 ms (tương đương một nửa chu kỳ) (8000/128,000) để ra khỏi một cổng của router. Các cổng gửi ra ở tốc độ truyền (access rate) trong 62.5ms và sau đó chờ trong 62.5ms trong khi gói tin vẫn ở trong hàng đợi.
            Traffic Shaping ( TS) trì hoãn một lưu lượng lớn vào hàng đợi định hình khi lưu lượng đó vượt quá mức cho phép được coi là Committ Information Rate – CIR. Để làm điều này TS sử dụng mô hình thùng thẻ - token bucket, để xác định lưu lượng truy cập vượt quá mức giới hạn đã được cấu hình với CIR. Mỗi lần một gói tin xếp vào vòng truyền ( hàng đợi phần cứng hoặc Tx Ring), TS so sánh kích thước của gói tin với kích thước hiện tại của token bucket. Nếu kích thước gói tin nhỏ hơn hoặc bằng khoảng trống còn trong token bucket thì gói tin đó được gửi đi. Ngược lại, nếu vượt quá nó sẽ bị trì hoãn trong hàng đợi định hình.
Hình 2.20: Cơ chế hoạt động của mô hình thùng thẻ - Token Bucket.
Giá trị Bc được tính sử dụng công thức sau đây:
            Bc=Tc*CIR
            Hay
            Bc=Tc*tốc độ nắn dạng

            - Trong công thức đầu tiên giả sử rằng bạn muốn nắn dạng ở tốc độ CIR. Trong vài trường hợp, bạn muốn nắn dạng ở tốc độ khác thì sử dụng công thức thứ hai. Với Tc=125ms (mặc định), nắn dạng ở tốc độ 64kbps thì Bc sẽ là:
            Bc=0.125 s*64000bit/s=8000 bits
Hình 2.21: Nguyên lý hoạt động của điều hoà lưu lượng được mô tả theo màu.
            - Khi cấu hình nắn dạng, bạn cấu hình tốc độ nắn dạng và tùy chọn Bc. Nếu bạn cấu hình cả hai giá trị, IOS thay đổi Tc để thỏa mãn công thức; bạn không bao giờ thực sự cấu hình Tc. Nếu bạn cấu hình tốc độ nắn dạng, IOS giả sử rằng 125ms Tc và tính toán Bc. Khi bạn cấu hình cả hai giá trị thì Tc được tính như sau:
            Tc=Bc/CIR
            Hay Tc=Bc/tốc độ nắn dạng


Bùng nổ vượt giới hạn - Excess Burst

            Như chúng ta đã thấy, nếu các thẻ token mới vẫn tiếp tục nạp vào trong khoảng thời gian Tc thì token bucket sẽ bị tràn khi tới mức giới hạn. Điều này có nghĩa rằng sẽ không có Bc nào được gửi đi thêm, dẫn tới việc định hình gói tin đạt được thấp hơn mức trung bình mong muốn. Hãy tưởng tượng rằng việc lập lịch không có lưu lượng truy cập để gửi trong một thời gian nhất định và sau đó đột nhiên nó phải gửi nhiều hơn lượng Bc trong một khoảng thời gian Tc.
            Với mô hình token bucket hiện tại, nó không thể gửi nhiều hơn lưu lượng Bc trong khoảng thời gian Tc. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này TS sử dụng mô hình token bucket kép, với token 1 là Committ Burst -  Bc và token 2 là Excess Burst – Be.
            Be được sử dụng nếu Bc chưa hoàn thành công việc trong khoảng thời gian trước đó. Vì vậy, nếu Bc là 10 bits và chỉ 8 bits được gửi đi thì còn sót lại 2 bits được chuyển đến Be trước khi vào Bc nạp 2 bits đó vào.
            Kích thước Bc được xác định bởi CIRTc. Kích thước Be được xác định bởi AR ( Access Rate ) của đường dẫn vật lý. Công thức như sau:

            MaxBe = (AR – CIR)* Tc.  

Saturday, August 16, 2014

 Cơ chế một tốc độ khống chế, hai trạng thái (Single-Rate, Two-Color Policing One Bucket)

            Đây là dạng đơn giản nhất của công cụ CB Policing. Cơ chế này chỉ dùng hai nhóm lưu lượng (confirm và exceed), định nghĩa các hành động khác nhau trên các gói tin của từng loại. Thông thường, hành động khi gói tin trong giới hạn (confirm action) là router sẽ truyền gói tin, còn hành động khi gói tin vượt quá giới hạn (exceed action) là router sẽ loại bỏ hay đánh dấu độ ưu tiên của gói tin thấp xuống.
            Kiểu thuật toán này thường được gọi là cơ chế khống chế một tốc độ, hai trạng thái. Nó thỉnh thoảng còn được gọi là single bucket, two color bởi vì cơ chế này chỉ dùng một bucket duy nhất để xử lý bên trong router.
            Cơ chế policing cũng sử dụng công cụ token buckets trong hoạt động của nó giống như trong CB shaping. Các token sẽ được đưa vào bucket sau đó router sẽ dùng các token này để truyền dữ liệu. Cùng với thời gian, router sẽ lấp đầy bucket theo tốc độ khống chế.
            Ví dụ, việc khống chế lưu lượng ở mức 96 kbps trong khoảng thời gian một giây sẽ cần thêm vào 12000 token vào trong bucket vì một token tượng trưng cho quyền để truyền một byte dữ liệu. 12000 tokens tương đương với 96000 bit dữ liệu.
            Cơ chế CB policing không có lấp đầy bucket trong khoảng thời gian một chu kỳ. Thay vào đó, CB policing sẽ phản ứng lại khi có một gói tin đến bằng cách thêm vào một số token xác định trước trong bucket.
Số token được định nghĩa theo công thức sau:
Police-rate*(Thời gian đến của gói tin hiện hành - Thời gian đến của gói tin trước đó)/8.
            Lưu ý rằng một token tượng trưng cho quyền để gửi một byte. Vì vậy công thức trên bao gồm việc chia cho 8 để chuyển công thức về bytes thay vì là bits. Ý tưởng đằng sau của công thức thì đơn giản. Một cách cơ bản, mỗi khi có một gói tin bị khống chế, sẽ chỉ có một số lượng nhỏ các token được thêm vào. Kết quả cuối cùng là các token sẽ được cung cấp vào trong bucket chỉ ở tốc độ khống chế.
            Ví dụ, cho một tốc độ khống chế là 128kbps, router sẽ phải thêm vào 16000 token mỗi giây. Nếu một giây đã trôi qua kể từ gói tin trước đó đến, router sẽ thêm vào 16000 token trong bucket. Nếu 0.1 giây đã trôi qua kể từ khi gói tin trước đó đến, CB policing sẽ thêm vào một số lượng là 1600 tokens. Nếu đã có 0.01 giây trôi qua, router sẽ thêm vào 160 token ở thời điểm đó.
            Router sau đó sẽ xem xét là nó có nên nhóm các gói tin mới đến như là tuân theo hay vượt quá tốc độ thoả thuận trong hợp đồng. Router so sánh số bytes trong gói tin (tượng trưng bằng biến Xp trong đó p nghĩa là packet) với số token hiện có trong bucket (tượng trưng bằng biến Xb trong đó b là bucket).
            Khi tốc độ truyền tổng thể không vượt quá tốc độ giới hạn, các gói tin sẽ trong trạng thái tuân thủ ( conform). Tuy nhiên nếu tốc độ giới hạn bị vượt quá, các token sẽ bị xóa ra khỏi bucket cho từng gói tin trong trạng thái conform. Cùng với thời gian, các tokens sẽ được thêm vào bucket vì vậy vài gói tin sẽ vào lại trạng thái conform. Khi tốc độ truyền thấp hơn tốc độ khống chế, tất cả các gói tin sẽ vào trạng thái confrom.

 Cơ chế một tốc độ, ba trạng thái, hai bucket.

            Khi bạn muốn router khống chế tốc độ truyền ở một mức nào đó nhưng vẫn hỗ trợ Be, router sẽ dùng cơ chế hai token bucket. Cơ chế này sẽ dùng cả ba trạng thái gói tin là conform, exceed và violate. Kết hợp các khái niệm này lại, chính sách này thường được gọi là cơ chế một tốc độ, ba trạng thái single-rate, three-color policing.
            Như trước đây, cơ chế CB Policing sẽ lấp đầy bucket khi có gói tin đến. Trong phần này, bucket đầu tiên gọi là Bc bucket vì bucket này có kích thước là Bc. Bucket thứ hai là Be bucket vì nó có kích thước Be. Cơ chế CB Policing sẽ lấp đầy Bc bucket giống như mô hình một bucket trước đây. Tuy nhiên nếu Bc bucket có bất kỳ token nào còn lại bên trong, một số token mới sẽ trượt qua bucket này. Các token bị trượt qua sẽ lấp đầy Be bucket.
            Sau khi đổ vào các token, router sẽ xác định các gói tin mới đến thuộc vào nhóm nào. Trong trường hợp, Xbc là số token trong Bc bucket và Xbe là số token trong Be bucket. Nếu kích thước gói tin nhỏ hơn số token trong Bc bucket, gói tin sẽ được truyền bằng cách lấy ra Xp token từ Bc bucket.
            Nếu kích thước gói tin lớn hơn số token trong Bc bucket, lúc này gói tin được gọi là không conform; khi đó, router sẽ so sánh kích thước của gói tin với số lượng token có trong Be bucket. Nếu kích thước (tính bằng bytes) của gói tin cần truyền là nhỏ hơn hoặc số token hiện có trong bucket Be, trạng thái này gọi là exceed.
            Vậy, trạng thái exceed của một gói tin sẽ là khi gói tin đó không conform nhưng kích thước gói tin vẫn nhỏ hơn số lượng token trong Be. Trong trạng thái exceed này, để truyền gói tin, router sẽ lấy ra Xp token từ Be bucket. Nếu số lượng token trong Be bucket không đủ để truyền gói tin, trạng thái này gọi là violate. Vậy trạng thái violate nghĩa là gói tin không phải trong trạng thái conform và cũng không trong trạng thái exceed. Nếu trong trạng thái violate, gói tin sẽ bị loại bỏ.

Hai tốc độ khống chế, ba trạng thái Two-Rate, Three-Color Policer (Two Buckets)

            Tùy chọn thứ ba của CB Policing là dùng hai tốc độ khống chế riêng biệt. Tốc độ thấp hơn là tốc độ CIR và tốc độ cao hơn gọi là tốc độ đỉnh peak information rate (PIR).
            Các gói tin nằm dưới mức CIR sẽ trong trạng thái tuân thủ conform. Các gói tin vượt qua mức CIR nhưng dưới mức PIR được gọi là vượt quá exceed. Cuối cùng các gói tin vượt qua mức PIR được gọi là vi phạm violate.
            Sự khác nhau giữa cơ chế một tốc độ và cơ chế hai tốc độ là cơ chế hai tốc độ sẽ cho phép duy trì Be. Trong cơ chế một tốc độ, ba trạng thái, có tồn tại Be nhưng trạng thái bùng nổ chỉ được duy trì cho đến khi Be bucket là trống. Nếu còn token trong Be bucket thì trạng thái bùng nổ có thể được duy trì. Để Be bucket có thể được lấp đầy các token, router phải ở trong một khoảng thời gian hoạt động tương đối thấp.
            Với cơ chế hai tốc độ, việc lấp đầy Be bucket sẽ không dựa vào việc tràn qua Bc bucket. Chú ý là các bucket này thỉnh thoảng được gọi là CIR và PIR với cơ chế hai tốc độ.

            Cơ chế lấp đầy của hai bucket dựa trên hai tốc độ khác nhau là rất quan trọng. Ví dụ, giả sử bạn gán giá trị CIR bằng 128 kbps (16 kilobytes/giây) và PIR bằng 256 kbps (32 kBps). Nếu trong vòng 0.1 giây đã trôi qua trước khi gói tin kế tiếp đến thì CIR sẽ bổ sung 1600 tokens (số token tương đương 1/10 giây, tính bằng bytes) trong khi PIR bucket sẽ bổ sung thêm 3200 tokens. Vì vậy, trong PIR bucket có nhiều token để dùng hơn so với CIR bucket. 

Friday, August 8, 2014

Chính sách lưu lượng được sử dụng để kiểm tra các luồng lưu lượng gói tin IP đi vào các cổng đầu vào của các bộ định tuyến có phù hợp với tốc độ lưu lượng đã được thoả thuận từ trước hay không. Chính sách lưu lượng bao gồm bộ đo các lưu lượng để xác định lưu lượng đầu vào và đầu ra, trên cơ sở đó áp dụng chính sách điều khiển tốc độ lưu lượng phù hợp với đầu ra bởi bộ đánh dấu gói tin. Các gói tin có thể bị loại bỏ nếu không phù hợp với chính sách lưu lượng.

Thông thường, chính sách lưu lượng kiểm tra tốc độ của lưu lượng đi vào theo một tham số lưu lượng chính như: Tốc độ thông tin cam kết ( CIR – Committed Information Rate) và tốc độ thông tin đỉnh ( PIR – Peak Information Rate) hoặc một số tham số phụ khác như: Kích thước bùng nổ đỉnh (PBS – Peak Burst Size), kích thước bùng nổ cam kết (CBS – Committed Burst Size) và kích thước bùng nổ vượt ngưỡng (EBS – Excess Burst Size).

  Tốc độ thông tin cam kết – CIR

Tốc độ thông tin cam kết là giới hạn trung bình tốc độ lưu lượng mà nhà cung cấp đã cam kết theo bản thoả thuận với khách hàng của họ. Đơn vị đo của CIR là byte/giây. Việc đếm số lượng byte của gói tin IP của CIR, bao gồm toàn bộ phần header của gói tin IP. Tuy nhiên, giống như PIR, các gói tin xuống tầng mạng và tầng thấp hơn mới được đếm header.

Tốc độ thông tin đỉnh

            Tốc độ thông tin đỉnh là tốc độ lớn nhất mà các gói tin được phát đi từ phía khách hàng theo như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như thoả thuận các mức dịch vụ. Đứng bên phía khách hàng, thì tốc độ phát đi tối đa là giới hạn đường truyền vật lý của khách hàng. Do đó, PIR của khách hàng không thể lớn hơn tốc độ truyền của khách hàng đó. Nếu PIR được đặc trưng bởi y(max), thì giá trị nghịch đảo của PIR dựa trên lý thuyết sẽ là thời gian tối thiểu mà gói tin đi vào: 1/y(max). Đơn vị đo của PIR là byte/giây.

 Kích thước bùng nổ - Burst Size

            Có 3 tham số kích thước bùng nổ được sử dụng trong chính sách lưu lượng như các tham số phụ: Kích thước bùng nổ cam kết (CBS – Committed Burst Size), kích thước bùng nổ vượt quá giới hạn (EBS – Excess Burst Size) và kích thước bùng nổ đỉnh (PBS – Peak Burst Size). CBS là kích thước bùng nổ tối đa mà mạng đã cam kết và chỉ rõ số gói tin tối đa trong các byte mà mạng có thể truyền đi theo PIR của nguồn truyền trong khi vẫn đồng ý làm theo CIR đã thực thi. EBS là một ngưỡng khác của kích thước bùng nổ, nó vượt quá CBS, và CBS < EBS. Các gói tin vượt ngưỡng EBS sẽ bị đánh dấu đỏ. CBS và EBS được sử dụng kết hợp với CIR. PBS là tham số kích thước bùng nổ tương tự như CBS, nó được sử dụng kết hợp với PIR.