Thursday, June 19, 2014

Hàng đợi tuỳ chỉnh - Custom Queueing

Custom Queuing (CQ) là kĩ thuật hàng đợi ra đời sau PQ, không giống như PQ, CQ sẽ phục vụ cho tất cả các hàng đợi có trong interface của nó thậm chí khi sảy ra nghẽn mạng. CQ có tất cả 16 hàng đợi, như vậy nó cho phép tối đa 16 lớp dịch vụ (vừa đủ cho các loại dịch vụ ngày nay). CQ còn không cung cấp cho một hàng đợi đặc biệt nào đó có mức ưu tiên cao hơn các hàng đợi khác và cũng không ưu tiên hàng đợi nào có low delay, low jitter, low loss…
CQ cung cấp một lượng băng thông ngang nhau cho tất cả các hàng đợi, việc lập lịch của CQ như sau:
       

Hình 1: Cách lấy gói tin của CQ
CQ sẽ kiểm tra lần lượt các hàng đợi, bắt đầu từ hàng đợi thứ 1, CQ sẽ lấy gói tin từ hàng đợi này cho tới khi số gói tin mà nó lấy vượt quá hoặc bằng giá trị cho phép, sau khi hàng đợi này đã được phục vụ với số gói tin nhu trên hoạc hàng đợi này không có gói tin thì CQ sẽ chuyển qua phục vụ cho hàng đợi kế tiếp và quá trình lặp lại như trên.
CQ không cho phép cấu hình băng thông cho từng hàng đợi mà chỉ cho phép cấu hình số gói tin sẽ lấy thừ hàng đợi đó. Ví dụ: ta thiết kế sẽ lấy 10000 bytes cho mỗi hàng đợi và ta có 5 hàng đợi tất cả, như vậy mỗi hàng đợi sẽ chiếm dụng băng thông là 20% (10000/50000). Bây giờ nếu ta thiết kế có 5 hàng đợi: hai hàng đầu tiên sẽ được phục vụ với số bytes là 5000, hai hàng tiếp theo là 10000, và hàng thứ 5 là 20000, như vậy hàng thứ nhất và thứ hàng mỗi hàng sẽ nhận băng thông là 10% (5000/50000), hai hàng tiếp theo mỗi hàng nhận là 20% (10000/50000) và thứ 5 là 40% trên tổng băng thông của link.
Khi thực hiện gởi gói tin, giả sử trong hàng đợi thứ 4 không có gói tin nào đang chờ, chỉ có hàng đợi 1,2,3 và 5 là có gói tin đang chờ, khi đó băng thông sẽ được phân phát lại như sau: hàng đợi thứ nhất nhận 12.5%, thứ 2 12.5%, thứ 3 25%, thứ 4 0% và thứ 5 là 50%.
Ta tính như sau:
Hàng đợi thứ 1 :  (5000*100) / 40000 =12.5%
Hàng đợi thứ 2:   (5000*100) / 40000 =12.5%
Hàng đợi thứ 3:    (1000*100) / 40000 =25%
Hàng đợi thứ 4:    (2000*100) / 40000 =50%
Quá trình gởi gói tin của CQ:

Hình 2: Quá trình gởi gói tin của CQ
1.CQ phân loại gói tin bằng các ACLs hoặc bằng các kĩ thuật khác.
2.Tail drop là kĩ thuật CQ dùng để chống nghẽn.
3.Tối đa là 16 hàng đợi.
4.Ta có thể set kích cỡ của hàng đợi về tới 0 (nghĩa là chiều dài là vô hạng).
5.Bên trong một hành đợi CQ sử dụng FIFO.
6.Khi lập lịch cho gói tin, CQ sẽ xoay vòng cho các hàng đợi (phục vụ cho hàng này xong thì tới hàng hàng khác).
Đặc điểm của CQ :
+ Không thích hợp cho các mạng cần low delay, low jitter,...
+ Không thể dành trước băng thông cho link.
+ Không cung cấp hàng đợi ưu tiên.
+ Không thích hợp cho Voice
+ Cho phép các hàng đợi được phục vụ xoay vòng.
+Cho phép các hàng đợi bình đẳng nhau.
Bảng tóm tắt hàng đợi tuỳ chỉnh.

0 comments:

Post a Comment